Vì sao công nghiệp phụ trợ Việt Nam chưa phát triển

17/09/2019

Có lẽ câu chuyện thất bại chiến lược nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là một minh chứng rõ nhất cho thấy, ngành công nghiệp phụ trợ nước ta phát triển không như mong muốn. Sau hơn 10 năm hoạt động, tỷ lệ nội địa hóa của ngành ô tô rất thấp.

Tỷ lệ nội địa hoá của Honda Việt Nam là cao nhất nhưng cũng chỉ mới đạt 10%, kế tiếp là Toyota Việt Nam (7%). Hai công ty Daewoo Việt Nam và Ngôi Sao cùng đạt 4%. Thấp nhất là Suzuki (chỉ đạt 3%) và Ford Việt Nam: 2%.

Tương tự là hai ngành dệt may và da giày. Mặc dù công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong vài năm gần đây phát triển so với trước đây, nhưng hai ngành này vẫn phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu nước ngoài.

Trong đó, ngành dệt may nhập khẩu khoảng 80% nhu cầu về sợi polyeste, ngành giày da nhập khẩu khoảng 85% hóa chất, các phụ liệu đế giày, mũi giày cùng các phụ liệu khác.

Đánh giá về hiện trạng của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam, ông Fujii Takao – Giám đốc Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản, cho biết: Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu, phụ tùng, sản xuất các sản phẩm cần nhiều lao động.

Các sản phẩm chất lượng cao đều do các công ty nước ngoài đảm trách, trong khi các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước chỉ cung cấp cho thị trường tiêu dùng nội địa. Nguyên nhân là các doanh nghiệp trong nước không đủ niềm tin và ý thức tích luỹ kỹ năng trong doanh nghiệp như: yêu cầu tính năng nâng cao, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng, dịch vụ, tốc độ…

Một nguyên nhân nữa là các cán bộ quản lý bậc trung, cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân tay nghề cao đều bị thiếu hụt và không ổn định. Bên cạnh các nguyên nhân trên, ông Nguyễn Văn Tuất - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Nam – bổ sung thêm một nguyên nhân nữa là các doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen cái gì cũng muốn làm từ A đến Z, ít chịu hợp tác, liên kết với các đối tác nước ngoài.

Trước thực trạng trên, ôngYoshida - đại diện Tổ chức Hợp tác thương mại hải ngoại Nhật Bản (Jetro) tại TP.Hồ Chí Minh - cảnh báo: công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần bé nhỏ nhu cầu của các công ty Nhật Bản. Thất bại của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam có thể dẫn tới hậu quả là tới năm 2018, khi toàn khối Asean thực hiện chính sách miễn thuế (theo Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung để xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), phía các nhà sản xuất ô tô Nhật sẽ chọn phương án nhập khẩu và bán lại xe nguyên chiếc thay vì nhập khẩu từng phần và sản xuất tại Việt Nam, vì nhập khẩu từng phần sẽ làm cho chi phí cao hơn.

Cần có chính sách thúc đẩy!

Công nghiệp phụ trợ là ngành sản xuất các sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, thường được sản xuất với quy mô nhỏ, nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều “đất diễn” để tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ .

Hiện cả nước có 450.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 90%, đóng góp hơn 40% GDP, hơn 50% lao động trong các doanh nghiệp.

Ông Tuất cho biết: hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam có những khó khăn và hạn chế nhất định. Đó là: quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị yếu, khó tiếp cận vốn và mặt bằng, tính liên kết với các doanh nghiệp lớn kém bền chặt.

Vì vậy, chúng ta cần có chính sách đầu tư phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ theo ba hướng: tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ tài chính, tháo gỡ kho khăn về mặt bằng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ở tầm hoạch định vĩ mô, so với một số nước đi trước, Việt Nam có vẻ chậm chân khi chưa ban hành luật về công nghiệp hỗ trợ, mà chỉ đang trong quá trình xây dựng nghị định về ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Chính sự chậm trễ này đã khiến năng lực cạnh tranh của nhiều ngành công nghiệp bị hạn chế. Tuy vậy, việc xây dựng nghị định ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn là điều mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa quan tâm.

Trong khi đó, nhìn sang Nhật Bản, ngay từ giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, họ đã thực hiện chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ một cách bài bản, có chủ đích, có mục tiêu trong từng thời kỳ.

Theo ông Hirohiko Sekiya – Cố vấn trưởng Cục Hợp tác quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, từ năm 1956 nước Nhật đã ban hành Luật xúc tiến công nghiệp chế tạo máy, được chỉnh sửa năm 1961 và 1966.

Nhờ có luật này, Nhật Bản đã áp dụng các chính sách hỗ trợ cụ thể cho các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Cụ thể: trong giai đoạn 1956 – 1960, đã có 294 công ty, trong đó ¼ thuộc ngành công nghiệp công cụ máy móc được vay vốn thay thế các phương tiện lỗi thời. Trong giai đoạn 1961 – 1966, ngành công nghiệp linh kiện ô tô được hỗ trợ để giảm khoảng 30% giá thành các linh kiện ô tô.

Trong giai đoạn 1966 – 1971, ngành linh kiện ô tô tiếp tục được hỗ trợ vốn, kết quả là thị phần của Nhật trên thị trường ô tô thế giới đã tăng từ 3,6% năm 1965 lên 14,2% năm 1970 và 17,9% năm 1975.

Từ kinh nghiệm của người Nhật, hy vọng có thể rút ra được những bài học bổ ích để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nước ta đang chập chững đi những bước đầu tiên.

 

Tin tức khác

Tin nổi bật

Vì sao công nghiệp phụ trợ Việt Nam chưa phát triển

Có lẽ câu chuyện thất bại chiến lược nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là một minh chứng rõ nhất cho thấy, ngành công nghiệp phụ trợ nước ta 

Vai trò của ngành công nghiệp chế tạo trong tương lai

Ngày 20/9/2017, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố kết quả nghiên cứu về vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của ngành công nghiệp chế tạo trong tương lai với nhận định, tiến bộ công nghệ

Tình hình phát triển ngành Cơ khí Việt Nam

Ngành Cơ khí đa dạng về sản phẩm nhưng cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu tương đối gay gắt. Việc mở rộng

Việt Nam trong xu thế phát triển nền công nghiệp 4.0

Việt Nam cũng đang khai thác những lợi ích tiềm năng của Vạn vật kết nối (IoT)

SẢN PHẨM NỔI BẬT

ad

© Copyright thuan thanh 2019. All Rights Reserved